Cha xuất ngoại

Nói “xuất ngoại” cho oai thế thôi nhưng thực chất là cha đưa mẹ sang Singapore để chữa bệnh. Mấy lần trước chị Thu hoặc Bình đưa mẹ đi. Lần này Vy, con gái nuôi rất cưng của ông bà thay mặt các anh chị tháp tùng cha mẹ. Ở tuổi 72 ông mới xuất ngoại lần đầu nên cũng hồi hộp lắm.

Cha check-in nhà con gái đầu ở Luberon

Sang tới nơi, làm thủ tục nhập viện cho mẹ xong, Vy đề nghị đưa cha đi tham quan thành phố vì trong thời gian mẹ xạ trị, người nhà không được phép vào thăm.

Hai ông con quyết định đi tàu điện để ông được trải nghiệm. Lần đầu tiên ra nước ngoài, đương nhiên tàu điện là một phương tiện rất mới mẻ với ông. Nó chẳng giống đoàn tàu leng keng chạy từ chợ Mơ ra hồ Hoàn kiếm rồi lên quảng trường Ba đình như ngày xưa ông từng đi mỗi lần từ Vinh ra thăm Hà nội. Đúng là nước ngoài có khác, nó hiện đại gấp trăm ngàn lần nhà mình…

Cha và con trai

“Ông ơi, chuẩn bị xuống ga”

Đang miên man theo dòng suy tưởng thì bé Vy lay lay tay ông. Tàu dừng, ông đứng dậy vuốt lại quần áo cho ngay ngắn, chưa kịp bước ra thì cửa tàu đóng lại và tiếp tục chạy.

Bé Vy xuống ga mất tiêu rồi, làm sao đây? Ông đang bối rối thì tàu lại chạy qua thêm một ga nữa. Ông nghĩ bụng, phải nhanh chân xuống ga tiếp chứ cứ chần chừ là có khi nó chạy tuốt sang tận Liên Xô không chừng. Ông xuống tàu, chưa kịp thở phào thì đã hốt hoảng: thôi chết, tiếng không biết, giấy tờ tuỳ thân để hết trong vali ở khách sạn, lại không có số điện thoại của bất kỳ ai. Làm sao bây giờ?

Ăn trưa ở Le Petit Vendôme Paris

Sau khi trấn tĩnh, ông lục tìm trong túi quần áo cầu may. Ông mừng rỡ khi thấy trên chìa khoá phòng ông cầm theo có ghi tên và địa chỉ của khách sạn. Ông đi dọc theo con đường, gặp ai ông cũng chỉ vào chiếc chìa khóa để hỏi đường nhưng hình như mọi người không hiểu nên đều lắc đầu và bỏ đi.

Cuối cùng cũng có một cô gái dừng lại. Ông đưa chiếc chìa khóa, vừa nói tiếng Việt vừa diễn giải để cô gái hiểu rằng ông bị lạc đường và nhờ cô gái chỉ đường về khách sạn. Cô ra hiệu rằng cô không biết địa chỉ này và đã giúp ông vẫy một chiếc taxi rồi nói chuyện với tài xế để họ chở ông về khách sạn.

La Seine

Ông lên xe, hai người rôm rả chuyện trò. Ông nói bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của ông, bác lái taxi nói tiếng của bác ấy. Tiếng anh hay tiếng tàu ông chả phân biệt được (con ông biết ngoại ngữ chứ ông đâu có biết chữ bẻ đôi nào đâu, ông nghĩ bụng) Vậy mà họ hiểu nhau cơ đấy, thật hay! Bác taxi lái một vòng thành phố cho ông tham quan rồi mới đưa ông về khách sạn. Ông lấy tiền ra trả thì bác ấy xua tay “oh no no!”. Ông chột dạ nhìn lại vì sợ đưa nhầm tiền Việt nên bác không nhận. Rõ ràng là tiền đô la mà. Hay là ít quá? Ông định đưa tay mở ví lấy thêm tiền thì bác Taxi ngăn ông lại. Bác ấy nhất định không lấy tiền của ông. Bác dùng ngón tay vẽ con số 9 vào tay ông, ông gật đầu cười tươi. Họ hẹn nhau 9 giờ sáng mai, bác taxi sẽ tới đón ông đi chơi đấy!

Chụp với chị Trang ở Đức

Ông gõ cửa phòng Vy, không có tiếng trả lời. Ông biết Vy lo cho ông nhưng nếu không tìm thấy ông Vy cũng sẽ về khách sạn. Ông nghĩ vậy nên yên tâm về phòng đánh một giấc.

Phần bé Vy, sau khi lạc ông, vội vã lên tàu rồi xuống ga kế tiếp nên hai ông con vẫn lệch nhau. Vy mếu máo gọi điện về nhà “Chị ơi, nếu không tìm thấy ông em không về Việt nam đâu”. Cả nhà ở Việt Nam toán loạn cả lên. Bé Vy khóc hết nước mắt cứ lên tàu rồi xuống tàu quanh quẩn mấy cái ga tàu điện để tìm ông. Hết hy vọng, bé về khách sạn, việc đầu tiên là nhờ lễ tân gọi điện thoại lên phòng ông, nếu ông không trả lời thì phải báo cảnh sát nhờ họ giúp đỡ. May quá, ông bắt máy.Vy chạy lên phòng ông khóc oà mừng rỡ rồi gọi điện về cho gia đình yên tâm.

Tiệp Khắc

Sáng hôm sau, đúng hẹn bác lái taxi chờ ông ở sảnh khách sạn. Hai người bạn mới quen tay bắt mặt mừng y như tri kỷ lâu ngày gặp lại. Cứ thế ông nói tiếng Việt, ông nói tiếng Singapore rồi cười vang, hiểu nhau là chuyện nhỏ. Bác lái taxi đưa ông đi dạo chơi, giới thiệu những địa danh và những món ăn đặc sản ở Singapore. Mãi tới chiều tối hai ông mới về khách sạn, họ bịn rịn chia tay và ôm nhau thắm thiết hẹn ngày tái ngộ….

Khi về tới nhà, kể lại câu chuyện về người bạn mới, mấy đứa con hỏi ông:

– Vậy cha có xin số điện thoại của bác ấy không?

Cha nói:

– có đây, nhưng gọi rồi mần răng mà nói chuyện ?!

Dạo Paris với gái rượu đầu lòng

Nói vậy thôi nhưng ông cũng gọi phone cho người bạn nước ngoài của ông. Chả biết hai người nói gì mà ra vẻ tâm đầu ý hợp lắm, thỉnh thoảng cao hứng lại cười khà khà trên phone. (Mấy đứa cháu nghe lén ông: “Alo, Việt nam đây…” thì đích thị là gọi cho ông bạn Singapore rồi chứ ai 😃)

Thế đấy, cha tôi là một người hễ đi đâu là gieo yêu thương ở đó.

Nơi xa ấy, Cha sẽ luôn vui vẻ và ấm áp trong vòng tay bè bạn, đặc biệt còn có bà nội và mẹ luôn bên cạnh cha nữa, phải không cha!

Happy Farther’s day 😍❤️🥰

Tụi con nhớ cha vô cùng ❤️

Ăn tối ở Hyatt Paris

Kể chuyện by Julia Thủy Nguyễn

Hình ảnh: chuyến xuất ngoại Châu Âu của Cha vào Tháng 12 năm 2018

Lệ Thu GUILLON

Mỗi người có một cách định nghĩa về cuộc sống đẹp của chính mình. Lệ Thu định nghĩa bằng từng khoảnh khắc cụ thể chị sống với chính mình và mọi thứ xung quanh, gói gọn trong 3 từ “live – love – laugh”, với ý nghĩa sống hết đam mê, yêu hết mình và luôn mỉm cười với mọi thứ. Người phụ nữ này khiến người ta đan xen giữa lòng ngưỡng mộ và sự ghen tị. Bởi chị đối đãi với cuộc sống bằng sự say mê, hân hoan. Bàn tay biết bắt giữ từng khoảnh khắc hạnh phúc và cả niềm kiêu hãnh.

Leave a Reply

Latest from Family

Chị THU & BỰ

Chuyện của Bự viết … chuyện thật 100% 25 NĂM TRƯỚC … Hai chị em sống

CHỊ & EM

Bự của tôi viết về hai chị em tôi – Chị trong câu chuyện này là

Bà Nội

Bự của tôi, em gái tôi, viết về Bà (chúng tôi gọi Bà Nội là Bà),

%d bloggers like this: