English below
Lady Sexy, thông dịch viên độc quyền, dịch lại theo lời kể của bác sĩ Jean-Marcel Guillon – Tổng Giám Đốc Bệnh viện FV (với yêu cầu phải dịch đúng tinh thần, đúng giọng điệu và đúng cách kể chuyện của ông, không được thêm bớt).
Bài báo được đăng trên trang 74-75-76-77-78-79 số 42 https://www.asiaoutlookmag.com/magazine

Từ nhỏ tôi đã mơ ước làm bác sĩ, nghe kể lại rằng mới 5 – 6 tuổi thôi đi đâu, gặp ai tôi cũng khoe sau này lớn lên sẽ là bác sĩ. Lạ lùng là không một thành viên nào trong gia đình tôi làm nghề y. Như thế đó, tôi đã trở thành bác sĩ: học đại học y, thực hành nghề y, làm các nghiên cứu trên sách vở và trong hành nghề… để trở thành một bác sĩ thực sự trưởng thành có nhiều kinh nghiệm (senior doctor) chuyên về nội khoa và phổi, nhận được một lời hứa 1 – 2 năm sau sẽ trở thành trưởng khoa của một bệnh viện lớn ngoại ô Paris. Đó là năm 1992, một sau sau chiến tranh Vùng Vịnh, rất nhiều các tổ chức quản trị bệnh viện của Mỹ rút khỏi vùng Vịnh, cơ hội cho một công ty Pháp có được một hợp đồng cung cấp bác sĩ cho một bệnh viện ở Saudi Arabia. Một người bạn làm việc ở công ty này liên lạc báo cho tôi biết họ đang cần một bác sĩ nội khoa Phổi với một mức lương cao gấp 5 lần thu nhập của tôi ở Paris, tôi quyết định không bỏ qua cơ hội này. Tháng 10 năm 1992 tôi đặt chân tới Saudi Arabia với vốn tiếng Anh nghèo nàn và không một trang bị gì cho cuộc sống ở một đất nước Đạo Hồi.
Suốt thời gian sống ở đó, tôi đã trau dồi tiếng Anh bằng cách hàng ngày lên thư viện đọc báo Arab, tự học ngữ pháp và từ vựng trong từ điển, yêu một cô gái người New Zealand, nói và học tiếng Anh từ cô ấy, và chơi rugby trên cát (ở Saudi Arabia chỉ có cát chứ không có cỏ). Tôi thích sống và làm việc ở nước ngoài tới mức tôi từ bỏ cơ hội làm trưởng khoa của một bệnh viện lớn ở Paris. Hai năm sau, tôi chuyển sang Brunei, thưởng thức cuộc sống expats thêm hai năm nữa. Sau 4 năm xa xứ tôi quay trở về Paris, không còn ham muốn tiếp tục hành nghề hay mở một phòng khám tư, chỉ muốn một cơ hội tham gia vào một dự án phát triển bệnh viện ở một nước đang phát triển nào đó. Tại sao? Tôi cũng không biết nữa, có lẽ với tôi điều đó sẽ rất thú vị và đó cũng là một phần của y khoa.

Khi nghe chia sẻ, cô người yêu cũ nói với tôi rằng bạn thời thơ ấu của người yêu hiện tại của cô ấy là thành viên của một nhóm dự án do một kiến trúc sư thành lập đang có kế hoạch phát triển xây dựng một bệnh viện ở Việt Nam. Tôi được kết nối và gặp gỡ với anh kiến trúc sư cùng một vài đối tác của anh ấy nhưng tôi không thích họ. Hơn nữa tôi cũng không mấy ấn tượng với nhóm bác sĩ hợp tác với nhóm dự án này, họ chẳng có kinh nghiệm. Thế là tôi tiếp tục hành trình tìm kiếm cơ hội và gặp một “bác sĩ/doanh nhân” người đang muốn lập một công ty cung cấp bác sĩ SOS đóng ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhận tôi vào làm việc. Tôi được cử đi công tác ở Czechoslovakia và Budapest cùng với một chuyên viên ngân hàng để tiến hành làm nghiên cứu dự án tiền khả thi. Thật không may, công ty này đã đóng cửa ngay sau khi vừa đi vào hoạt động, mô hình xây dựng một mạng lưới các bác sĩ gia đình không phù hợp ở thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, người dân ở đây không có thói quen tiếp bác sĩ gia đình ở nhà họ.
Thất nghiệp, tôi quyết định đi Cu Ba chơi một tháng. Quay về lại Paris vào cuối tháng 8 năm 1997 thì nhận được lời nhắn tự động trên điện thoại bàn từ một bác sĩ liên quan đến dự án Việt Nam mà tôi đề cập đến ở trên đây, tôi gặp lại nhóm này, đổi ý và quyết định thử vận may. Hôm đấy là một Chủ Nhật trong tháng 9 năm 1997, chúng tôi tổ chức cuộc họp đầu tiên ở văn phòng của anh kiến trúc sư, khu Montreuil ngoại ô phía tây Paris, gồm tôi, anh kiến trúc sư, 2 đối tác được gọi là “chuyên viên phát triển dự án” cùng 6 bác sĩ nữa, đến cuối ngày chúng tôi thống nhất được kế hoạch thực hiện: xây dựng một bệnh viên hiện đại ở Sài Gòn, nơi mà chúng tôi cho rằng đối tượng có thu nhập trung bình khá đang bắt đầu ngày càng nhiều (thú thực vào thời điểm đó tôi còn chưa đặt chân đến Việt Nam), chú trọng vào chất lượng, mời khoảng 350 bác sĩ đến làm việc thay phiên nhau mỗi người 2 tuần một lần. Mỗi người trong chúng tôi sẽ đóng 25 ngàn đô la để được quyền tham gia vào dự án.

Tháng 11 năm 1997 lần đâu tiên tôi đặt chân tới Sài Gòn, cùng với 2 chuyên viên phát triển dự án và một vài bác sĩ. Các chuyên viên phát triển dự án tìm được một tòa nhà đang xây dựng dở dang và chúng tôi dự định mua lại tòa nhà phải nói là vô cùng xấu xí này. Trong vòng 18 tháng sau đó tôi bay đi, bay về Sài Gòn khoảng 6 đến 7 lần để nghiên cứu và phân tích tình hình hoạt động của ngành bệnh viện ở đây, viết dự án, cùng với chuyên viên phát triển dự án tham gia gặp gỡ với các cơ quan chức năng, họp với chủ đầu tư của tòa nhà, tìm kiếm và thương thảo với các nhà đầu tư tài chính. Thời gian giữa những chuyến đi, ở Paris tôi tham gia khóa học để hiểu về tài chính kế toán bệnh viện, để biết xây dựng hệ thống tài chính cho một dự án là như thế nào, nhờ người bạn làm cho một công ty quản trị bệnh viện giải thích tường tận cho tôi biết cơ cấu của một bệnh viện qua từng phòng ban để tôi có thể liệt kê ra hết các trang thiết bị cần thiết cho một bệnh viện. Phải thú thật rằng hồi đó, khi bắt đầu dự án này tôi chưa hề sử dụng máy tính, chưa bao giờ nghe đến hai từ Excel hay Word, gần như không có một kiến thức gì về tổ chức và sơ đồ quản lý bệnh viện, trong đầu tôi không mảy may có những khái niệm như quy trình mua hàng, tài chính, kế toán, bảo hiểm, hành lang pháp lý, xây dựng, vân vân và vân vân. Tôi bắt đầu mọi thứ từ con số không, làm hết mọi thứ, vậy nên tôi hay nhắc đi nhắc lại rằng tôi sử dụng “sponge technique”, có nghĩa rằng gặp ai biết nghề tôi cũng hỏi, cũng quan sát họ làm để hiểu, để biến chúng thành kiến thức của mình. Tôi nghĩ đoạn trường học làm bác sĩ, thực hiện các nghiên cứu và các nguyên tắc cơ bản của vi sinh học và miễn dịch học đã giúp tôi rất nhiều, nó khó và phức tạp hơn gấp nhiều lần so với con số tài chính.
Cứ thế cho đến đầu năm 1999, tôi tự tin nhận định được rằng các chuyên viên phát triển dự án mà tôi đang làm chung sẽ không bao giờ có thể phát triển được gì tại Việt Nam. Tôi chia sẻ suy nghĩ của tôi với nhóm bác sĩ của dự án, chi tiết hơn với Luc Mercadal là bác sĩ nhóm trưởng nhóm bác sĩ, đồng thời bàn bạc với anh luật sư tên Gilles Celimene, bạn của Mercadal, cũng là luật sư đang tư vấn miễn phí cho chúng tôi. Tôi nói rõ quan điểm rằng các chuyên viên phát triển dự án không có năng lực chèo lái con thuyền. Không lâu sau thời điểm đó, nhóm dự án gặp phải hai khó khăn lớn: hết tiền, họ hỏi tôi – tôi?! – có tiền không cho họ mượn để tiếp tục dự án; nhưng nghiêm trọng hơn là chủ của tòa nhà đang xây dở dang mà chúng tôi theo đuổi hơn năm trời để mua lại, bỗng dưng bị bắt vào tù (họ xây dựng tòa nhà này không đúng với nội dung của giấy phép xây dựng cộng thêm với nhiều tội danh khác). Mỗi người bắt đầu đi một ngả.
Vào một buổi sáng Thứ Bảy tháng Sáu năm 1999, tôi và Mercadal gặp nhau tại một quán Cà Phê ở Paris, chúng tôi quyết định tiếp tục đi tiếp mà không có sự tham gia của chuyên viên phát triển. Cả hai chúng tôi cùng gặp luật sư Celimene trình bày với ổng rằng chúng tôi gồm 7 bác sĩ, vẫn muốn tiếp tục dự án phát triển bệnh viện ở Việt Nam nhưng không có tiền, rất cần tiền để di chuyển công tác, thuê luật sư ở Việt Nam, nghiên cứu tiền khả thi, … và không biết cần chính xác bao nhiêu chỉ biết là cần một số tiền lớn. Ngoài sức tưởng tượng của tôi, Celimene đồng ý đầu tư! Sau đó, chúng tôi mời thêm 2 bác sĩ nữa để trở thành mười Sáng lập viên và cứ như vậy cho tới ngày hôm nay chúng tôi vẫn là đối tác của nhau cho dự án này.
Quay trở lại khoảng 7 – 8 tháng trước đó, tôi có gặp đại diện của IFC Việt Nam, ông Wolfgang Bertelsmeier. IFC là Quỹ Tài Chính thuộc Ngân hàng Thế Giới tài trợ để phát triển các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển, là một trong những ngân hàng lớn nhất, nếu không muốn nói là lớn nhất, thế giới. Wolfgang rất có cảm tình với tôi cho dù lần đầu tiên gặp gỡ câu trả lời duy nhất mà tôi có được cho hàng loạt câu phỏng vấn của ông là “KHÔNG”: Anh có kế hoạch cụ thể không? Anh đã bao giờ quản trị và điều hành một bệnh viện chưa? Anh có hiểu gì về Việt Nam không? Anh đã có một chiến lược phát triển và kinh doanh chưa? … cùng nhiều câu hỏi khác nữa …. Wolfgang khuyên tôi nên bay qua Washington gặp gỡ với nhóm chuyên viên của IFC để tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến thất bại trong đầu tư vào lĩnh vực trường đại học và bệnh viện tư nhân. Vậy nên, đầu tháng 7 năm 1999 tôi đến Washington gặp gỡ với nhóm chuyên viên này, trình bày về dự án và lắng nghe nhiều lời khuyên từ họ. Vài năm sau đó, một vài người trong nhóm này chia sẻ với tôi rằng sau buổi họp, họ nghĩ rằng sẽ không bao giờ còn gặp lại tôi lần nữa. Ở Washington trong chuyến đi này, tôi có được số điện thoại của một người khá quan trọng mà tôi không còn nhớ nổi tên ông ta nữa, là thành viên thượng nghị viện, ông ấy mời tôi tới Dinh thự riêng 3 tầng lầu trong khu Potomac dự tiệc ngày Độc lập 4-7. Bữa tiệc có khoảng 100 khách mời, tôi nhớ rõ bữa tiệc này bởi một tình tiết khá khôi hài: tôi hút Cigars Cuba và trò chuyện với một đại diện của Cuba đóng tại Washington trong khi ông thượng nghị sĩ, chủ nhà, lại người của Đảng Cộng hòa. Ông nghị sĩ cho tôi số điện thoại của một người tên Peter Ryder, quốc tịch Mỹ, rất thành công ở Việt Nam, mà là số điện thoại nhà riêng ở Long Island. Tôi gọi cho Peter khi quay về lại Paris, chuông điện thoại đổ khá lâu thì Peter mới nhấc máy trả lời. Sau này Peter kể lại rằng ổng đã ra khỏi nhà, khóa cửa, đang đón taxi ra sân bay bay về Việt Nam thì nghe thấy chuông điện thoại, vì một lý do nào đó, ông mở cửa vào nhà trả lời điện thoại – tôi đã liên lạc và nói chuyện được với Peter như vậy đó, cuộc nói chuyện diễn ra chóng vánh, chúng tôi hẹn gặp nhau ở Hà Nội vào khoảng thời gian tháng 8, tháng 9.

Thông dịch viên độc quyền của tôi
Suốt 5 tháng sau, tôi dành thời gian để viết dự án, xây dựng mô hình và kế hoạch tài chính, soạn dự án tiền khả thi. Tôi gặp gỡ với Peter theo dự kiến, cuối cùng thì ông ta cũng chẳng có tiền để đầu tư, ngược lại Peter đề nghị tôi thuê ông ta làm tư vấn tài chính. Peter bắt đầu làm việc cho tôi. Ông giúp tôi khá nhiều trong việc soạn thảo các biên bản ghi nhớ. Tôi liên tục di chuyển giữa Việt Nam và Paris với số tiền vốn ít ỏi, Peter cố gắng mọi cách để tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng và muốn tôi gặp gỡ với họ nên buộc tôi phải đi, sang cả Malaysia, Philippines, …. nhưng kết quả chưa ký kết được gì. Đang trên đường trở về sau một trong những chuyến đi như vậy thì tôi nhận được điện thoại của Wolfgang mời tôi gặp gỡ với IFC. Hóa ra, cái nhóm chuyên viên IFC mà tôi từng gặp ở Washington đã thành công trong việc thuyết phục Hội Đồng Quản Trị IFC rằng ngoài việc tổ chức IFC theo các vùng địa lý: Châu Phi, Châu Á 1, Châu Á 2, Tây Âu, Nam Mỹ, phải có thêm một phòng chức năng chuyên phụ trách về Y tế và Giáo dục, cử 2 thành viên phụ trách đi các nước trên Thế giới để tìm kiếm dự án đầu tư, điểm đến sắp tới là Sài Gòn. Wolfgang đã lên lịch hẹn cho tôi họp với họ. Về đến Paris là tôi vội vàng bay qua lại Sai Gòn, đúng lúc có đình công ở sân bay Roisy CDC, chuyến bay trễ, ở Singapore tôi kịp tìm được chuyến bay sớm nhất để bay về Sài Gòn cho kịp buổi họp, hành lý không kịp chuyển theo người nên tôi tới buổi họp quan trọng này trong trang phục quần jeans, giày chạy bộ và áo thun đã cũ sờn, may còn xách theo được máy tính và một vài tài liệu tôi dày công chuẩn bị trong suốt 5 tháng làm dự án.
Tôi trình bày và giải thích hết những gì liên quan đến dự án, cung cấp cho họ toàn bộ tài liệu tôi mang theo và chờ. Tối đó, họ mời tôi đi ăn và thông báo “Ok, Jean-Marcel chúng tôi sẽ đầu tư với các điều kiện sau: 1) Ông phải xin được giấy phép đầu tư, 2) Phải có mặt bằng, 3) Phải thuê một công ty quản trị & điều hành bệnh viện. Tôi còn chẳng biết có tồn tại cái được gọi là công ty quản trị và điều hành bệnh viện … Tôi, Peter và luật sư tôi mới thuê, Lucy Wayne, một phụ nữ người Anh xuất sắc tôi gặp vào cuối năm 1998, cuối cùng đã đáp ứng được hết các điều kiện này. Lucy đã giúp tôi xin được giấy phép đầu tư. Không có Lucy và Peter có lẽ không bao giờ tôi tìm và xin được mặt bằng. Chưa hết, khoảng 6 tháng sau, IFC thông báo “điều kiện tiếp theo là các ông phải gọi được 8 triệu đô la”. Tôi bắt đầu hành trình gọi vốn, sau này tôi mới biết cách này gọi là “crowd-funding operation”. Tôi thuê văn phòng, tuyển một thư ký, lục và tìm kiếm để có được danh mục bác sĩ, lập một bộ hồ sơ mời góp vốn, gửi tới cho từng bác sĩ khắp mọi nơi trên nước Pháp, ngày nào tôi cũng ôm từng chồng hồ sơ đi gửi đến mức nhân viên bưu điện ai cũng biết tôi. Chỉ không đến 6 tháng sau khi bắt đầu vào mùa hè năm 2000, chúng tôi gọi được 5 triệu đô la Mỹ, IFC lại gọi cho tôi thông báo “chúng tôi sẽ bắt đầu tiến hành Due Diligence” (thẩm định), lại thêm một cụm từ mà lần đầu tiên trong đời tôi nghe thấy … một quy trình khắt khe và một trải nghiệm vô cùng khó khăn mà tôi từng biết và trải qua để cuối cùng vượt qua và đáp ứng được hết tất cả mọi điều kiện để IFC quyết định đồng ý cho vay tiền để thực hiện dự án.

Chúng tôi đã có tiền để xây dựng FV như vậy đó. Sau đó, tôi kêu gọi thêm vốn từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), ngân hàng Proparco (Pháp) và Ngân hàng BIDV Việt Nam vì theo nguyên tắc IFC chỉ có thể tài trợ cho vay dưới 50% tổng vốn đầu tư. Đây cũng là một quá trình khá phức tạp mà tôi không muốn chia sẻ trong khuôn khổ này.
Song song, chúng tôi cũng đạt được thỏa thuận và ký hợp đồng tư vấn thiết kế, xây dựng và phát triển bệnh viện với một công ty quản trị điều hành bệnh viện của Singapore. Đến tháng Ba năm 2002 cuộc đàm phán để ký tiếp hợp đồng quản trị và điều hành với họ không thành công, nhiều yêu cầu và điều kiện của họ quá bất hợp lý. Sau khi cố gắng thêm lần nữa gọi và nói chuyện trực tiếp với Chủ tịch Hội đồng Quản trị của họ không thành, tôi buộc phải rời phòng họp báo cáo tình hình cho IFC. Một tiếng sau, IFC gọi lại cho tôi “Jean-Marcel, chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục cho ông vay vốn với điều kiện ông sẽ là Tổng Giám Đốc điều hành”, tôi hết hồn gần như thốt ra rằng các ông điên rồi, tôi chẳng có tí kinh nghiệm nào, tôi có biết gì đâu mà làm, đại loại vậy. Hai trong chín đối tác của tôi lúc đó đang ở Sài Gòn cùng tôi tham gia thương thảo với công ty Singapore nhìn chằm chằm vào tôi “chúng tôi không biết ông nghĩ gì nhưng ông làm gì có lựa chọn nào khác! Mình quyết định vậy nhé, ông là Tổng Giám Đốc”. Tôi quay lại phòng họp, thông báo kết thúc buổi họp cho đại diện của công ty Singapore. Tôi đã trở thành Giám Đốc của FV như thế đấy.
Tôi và đối tác của tôi, chúng tôi tiếp tục kêu gọi thêm vốn, xây dựng bệnh viện và mở cửa hoạt động vào ngày 11 tháng Ba năm 2003.
Vẫn còn một cuộc gặp gỡ bất ngờ, nhân duyên đưa tới khá thú vị nữa mà tôi không thể không kể thêm được. Đó là vào cuối tháng Sáu năm 1999, tôi điện thoại cho ông em trai “Đi uống vài uống đi, anh hết tiền rồi, không có mặt bằng, không kiến trúc sư, chẳng còn gì nữa cả, nhưng anh và Luc Mercadal vẫn quyết định đi tiếp”. Hai anh em đi tới quán bar quen thuộc “Bedford Arms’s” ở khu St Germain, Paris, nơi dân yêu thích môn thể thao rugby hay lui tới, nửa đêm mới mở cửa tới khi nào hết khách thì đóng cửa, đôi khi đóng cửa vào lúc 9 giờ sáng hôm sau. Vài tháng trước đó, tôi đi xem trận đấu rugby giữa Pháp và Scotland ở sân vận động State de France, Pháp thua, lần đầu tiên sau nhiều năm luôn thắng lợi trước Scotland. Sau trận đấu, nhóm bạn rủ nhau đi ăn tối, tôi từ chối vì có người bạn khác rủ đi chơi để giới thiệu cho tôi một phụ nữ xinh đẹp. Đêm đó, sau trận đấu, Paris khắp nơi kẹt đường, khoảng 9 giờ tối, người bạn điện thoại lại hủy không ăn tối nữa mà gặp nhau ở một quán bar nào đấy sau bữa tối, nên tôi lại đi kiếm nhóm bạn rugby ở đâu để tới. Trong bàn có một anh chàng trông cũng dễ gần, hồi chiều không đi xem trận đấu với nhóm, chúng tôi làm quen, trò chuyện, ảnh giới thiệu ảnh là kiến trúc sư. Thấm thoát chắc khoảng 3 tháng cho tới cái đêm tôi và em trai đang uống Gin và tonics ở Bedford Arm’s thì anh kiến trúc sư này bước vào. Tôi nhận ra anh ta ngay. Thôi thì hài hước lắm, ảnh học kiến trúc sư ở London, nói tiếng Anh như gió, nghe tôi hỏi có biết gì về bệnh viện không ảnh trả lời hồi còn là sinh viên ảnh có thực hành thiết kế nhà vệ sinh cho bệnh viện, nghe xong tôi cười “that’s a beginning” (một khởi đầu hay đây). Chúng tôi tiếp tục uống và không bàn về chuyện đó nữa. Tôi và anh kiến trúc sư hẹn gặp nhau vào chiều hôm sau, chiểu Chủ Nhật – chúng tôi bắt đầu làm việc và hợp tác với nhau như thế đấy. Tên anh là Reda Amalou, anh đã thiết kế Bệnh viện FV và đó là dự án đầu tiên của anh, sau đó anh trở thành nhà thiết kế, kiến trúc sư người Pháp nổi tiếng trên thế giới, anh đã thực hiện nhiều dự án, có nhà hàng, resorts, khách sạn, cửa hàng, trường học. Hai mươi trôi qua chúng tôi vẫn làm việc cùng với nhau, không chỉ có thiết kế bệnh viện mà còn các dự án khác nữa. Anh là người đã thiết kế nhà hàng P’TI Saigon của chúng tôi vừa mới khai trương ờ Quận 2 đó.
Jean-Marcel Guillon
Telling story for Outlook Magazine – November 2019
The article in on pages 74-75-76-77-78-79m issue 42 https://www.asiaoutlookmag.com/magazine
I always wanted to be a doctor, apparently at the age of 5 or 6 I already told everyone that I wanted to be a doctor, which is strange as there was nobody in the family that belonged to this profession. So I became a doctor and did the university career up to a point; clinical activity, fundamental research, clinical research, etc. I became senior consultant in pulmonology and also in Internal Medicine, and I was promised a position of head of a department in a hospital West of Paris, in the suburb. I had to wait for a year or two, and it was in 1992, a year after the first Gulf war. So some American hospital management companies pulled out of the Gulf, and an ad-hoc French company got a contract with a hospital in Saudi Arabia and placed doctors there. A friend of mine who was there contacted me and said they needed a pulmonologist, when he told me how much was the salary (about 5 times what I was making in Paris) I applied for the position, and in October 1992 I arrived in Saudi Arabia, speaking a very poor English and not really prepared for a Muslim country
I learnt English there, in the library, reading Arab News and dictionaries/grammar books, also with a girlfriend from New Zealand, and playing rugby (on sand, there was no grass over there). After 2 years, I applied to a position in Brunei where I spent a further 2 years. I enjoyed being an expat and didn’t want anymore to take the position I had been offered in Paris. I eventually came back to Paris after 4 years, and didn’t want to start a private practice, I wanted to participate to the creation/set-up of hospitals in developing countries. Why ? I don’t really know, let’s say it was interesting and for me was also part of medicine
My ex-girlfriend told me that a childhood friend of her current boyfriend was part of a group of people led by an architect who wanted to set up a hospital in Vietnam. I met with him and a couple of his partners and didn’t like them, there was also a group of doctors loosely connected to the project and with near zero experience, so I wasn’t impressed. Looking for something to do I met a “doctor/businessman” who wanted to set up a SOS Doctors company in Turkey and offered me a position, so I worked for him for a while, then he sent me to Czechoslovakia and later to Budapest to start a feasibility study in these countries, together with an ex-banker. Unfortunately the whole venture collapsed after they launched the Turkey business, they hadn’t realised that GPs in Turkey are badly considered and that Turks don’t like too much having people coming to their homes, so the SOS Doctors concept was not really appropriate
Anyway, I decided to take one month off and visited Cuba, and when I was back to Paris, at the end of August 1997, I had a message on my answering machine from one of the doctors associated to the Vietnam project, so I met with them, and changed my mind and decided to give it a go. In September 1997, we had our first working meeting in the architect’s office in Montreuil, a suburb city East of Paris, attending it were the architect, two of his partners (the so-called “developers”) and these 6 doctors + me. It was a Sunday, and at the end of the day we had put together our concept: building a modern hospital in Saigon, where we felt (though I had never been) that a middle-class would emerge, centred on quality, and with what we called “rotating doctors” i.e. more than 350 specialists who would come working there for periods of 2 weeks each and would invest about $25,000 each to have the right to do so.
In November 1997 I travelled for the first time to Saigon, with the developers and some doctors. We had a plan to buy an unfinished building that looked terrible to tell you the truth, the developers had found it. During the next 18 months I flew probably 6 or 7 times to Saigon, where I was analysing the existing hospitals to try to put together the profile of ours, also I was attending meetings of the “developers” with the authorities, with the owners of the building, with possible financiers, and in Paris I attended a course to understand cost accounting for hospitals and develop a financial model, and asked a friend of mine who worked with a “hospital turn-key company” to explain to me how a room by room to list all medical and nursing equipment in a hospital was put together. Remember that when I started this project I had never used a computer, never heard of Excel or Word, knew strictly nothing about hospital organisation and management, didn’t even know the word procurement, knew nothing about finance, accounting, insurance, legal issues, construction and so on. I learnt everything from scratch, hands-on, which is quite funny I must admit. I used to say that I utilise the “sponge technique”, I sit down with, observe, ask questions to someone who knows and try to absorb their knowledge. I think the fact that I studied medicine and did fundamental research in biology and immunology helped a lot, the concepts I had to grasp back then were far more complicated than project finance to take one example!
By early 1999 I was certain that the developers would never ever develop anything, and talked to my partners the doctors about it, particularly to one of them, Luc Mercadal, who was the one driving the project from the doctors’ side. I also talked to a lawyer, Gilles Celimene, a friend of that doctor, who was helping us for free. I was explaining that for me these developers were simply incapable of pulling this off. Then 2 things happened: they ran out of cash and asked me – yes me ! – whether I could lend them some money to continue financing the development, but more importantly the owner of the unfinished building with whom they had negotiated for over a year and a half was suddenly put in jail (it turned out that he and his partners had built this building after falsifying the construction permit, among several other misdemeanours) so we were not tied to these developers anymore
I met in a café in Paris on a Saturday morning in June 1999 with Luc and we agreed that we would continue alone. Later on I talked to the lawyer, Gilles, explaining to him that we had no money, we were 7 doctors but we needed cash to fund everything, lawyer in Vietnam, trips, feasibility studies, and so on, even though I had difficulties to foresee the future costs I figured that they were going to be quite significant, and to my absolute surprise he said that he was going to invest into the project. Later 2 other doctors joined in, so we became the 10 Founders, and to this day we are still partners.
About 7-8 months earlier, I had met with the representative of IFC in Vietnam, Wolfgang Bertelsmeier. IFC is the banking branch of the World Bank, they finance private projects in developing countries, it’s one of the, if not the, biggest banks in the world. Wolfgang liked me even though when I first met him I answered negatively to all his questions: do you have money? Have you ever managed a hospital? Do you know Vietnam? Do you have a business plan? And so on… One day he told me that I should go to Washington to meet with an informal group of IFC experts who were discussing the reasons why the financing of private hospitals and universities was so often a disaster. So early July 1999 I went there, I met with them, explained the project and they gave me some advice. A couple of years later some of them told me that they thought at that time that they would never see me again. While in Washington I was given the number of someone whose name I forgot, someone quite important, a senator of some sort, and actually he invited me to his mansion overlooking the Potomac for a party for the 4th of July, there were maybe 100 persons invited to his three-floor mansion, and I remember smoking Cuban cigars with the Cuban representative in Washington, and this was funny because this senator was a republican. But anyway, he gave me a contact in Vietnam, an American who had had a lot of success, Peter Ryder. All he had was his number in his house in Long Island. So when I was back to Paris I called him, the phone rang quite a long time before he answered. Later Peter explained that he had just closed his main door and was about to get into the taxi to go to the airport to fly back to Vietnam when the phone rung, for whatever reason he decided to open the door and this is why I could talk to him, the conversation was short and we agreed on meeting in Hanoi in August or September.
I spent the next 5 months writing away the hospital project, with all financial projections generated by the financial model I had put together, and writing a complete feasibility study, I had met with Peter as planned but he turned out not to have money to invest, instead he asked me whether I could hire him as a financial advisor, and I did. He helped me quite significantly to write my information memorandum as I called it. I kept travelling back and forth between Vietnam and Paris but not too often because we had little money, but Peter was trying to be creative in order to look for investors so I had to go there, and also to Malaysia, Philippines, etc. to meet potential investors, note that none of them ever materialised. I was just coming back from one of these trips when Wolfgang, the IFC representative, called me and said that I had to meet with IFC people. What I didn’t know is that this brain storming group over there in Washington had managed to convince the IFC top management that a thematic department was needed, IFC was divided geographically: Africa, Asia 1, Asia 2, Eastern Europe, South America; they created a Health & Education Department, and the 2 men in charge were travelling the world to find projects, they were planned to be in Saigon soon and Wolfgang had booked me a meeting. So I took the plane back and flew there. Because of a strike in Roissy my plane was delayed, and in Singapore I just had the time to jump into the correspondence to Saigon, but my luggage didn’t follow, so I only had a pair of jeans, running shoes, an old T-shirt but also my computer and some copies of the information memorandum that I had spent 5 months writing
I attended the meeting, gave my document, explained everything, and waited. They invited me for dinner that evening and said “OK Jean-Marcel we will finance your hospital provided that 1) you get an investment licence, 2) you find a piece of land, and 3) you find a hospital management company”. I didn’t even know a hospital management company existed… Peter and I, with my new lawyer, Lucy Wayne, a remarkable English woman who I had found at the end of 1998, we managed all that, Lucy was instrumental for the investment licence, and without her and Peter I would have never secured the land. Then 6 months or so later, IFC told me “now you’ve got to raise US$8 million” so I started, without knowing the name, a crowd-funding operation in France, found an office, hired a secretary, managed to find databases with lists of doctors, put together a complete dossier, and mail it to everywhere in France, the guys at the post office I tell you they knew me very well. We started during Summer 2000, and once we reached $5m raised (in less than 6 months) IFC called me again and said “now we are going to start our due diligence”, another expression I had never heard of… And this was the most excruciating experience I had to go through, until eventually they decided that, providing a long long long list of conditions to fulfil, they will indeed lend money to the project.
This is how the project was funded. Later I involved ADB, Proparco, and also BIDV, a Vietnamese bank. I did it because IFC explained that they could not finance more than 50% of the project so a bank syndication was necessary. Doing that was also extraordinary complicated but the story is long enough already so I won’t get into this part.
Meanwhile the hospital management company, a hospital operator from Singapore, had signed a consultancy agreement with us to advise us on designing, constructing and setting up the hospital. Then in March 2002 it was time to negotiate the management agreement, their conditions were unacceptable, I was not particularly happy, and even called their chairman to try to get something better, but to no avail. I then called IFC in Washington and explained the impasse. They called me back one hour later and said “JM we will finance if you take the position of general director”, I kind of babbled that I had no experience, you’re crazy guys, I have no idea how to do, these kind of things. 2 of my doctors partners were in Saigon at that time, and attended the negotiation with the hospital management company’s representatives, and just after the call with IFC they looked at me and said “I don’t know what you’re thinking but man you have no choice, it’s a done deal, you’re director”. So I came back to the negotiation room, told the company that our discussions were over, and this is how I became hospital director…
We kept raising money, got the loans from the bank and built the hospital which opened March11th, 2003
There is one more funny encounter that I must relate. End of June 1999, I called my brother and told him “let’s get some drinks, I have no money, no land, no architect, nothing whatsoever and we just agreed with Luc to keep going alone” and we want to a bar called “The Bedford Arm’s” in St Germain, a kind of rugby bar that opens just before Midnight and closes when the last client leaves, sometimes at 9am (my personal record). A few months earlier I had attended a rugby match in the Stade de France, France Scotland, and the French team lost for the first time in years against the Scots. On the evening my friends, all males, wanted to have a dinner all together. I politely refused because a friend of mine wanted to introduce me to someone more attractive. But on that evening Paris was gripped by a terrible traffic jam and my friend called me around 9pm to tell me that we would meet up in a night club later, so I called the other one and asked him where they were having dinner, and joined them. There was a nice guy at the table who had not been at the rugby match, we talked together and he told me he was an architect. Fast forward 3 months later and I am with my brother drinking Gin and tonics, when the same architect enters the bar. I recognise him and ask him whether he knew about hospital, he turned out that he had studied in London, spoke an absolute perfect English, and during his studies had designed hospital toilets, I said “that’s a beginning”, we kept drinking but stop talking about it, not the place or the time. We agreed to meet on the next day, a Sunday afternoon, and this how it started. Reda Amalou did the hospital, it was his first project, and since then he did many other things, resorts, hotels, restaurants, shops, we have been working 20 years together and are doing other projects than the hospital, like my latest restaurant, the P’ti Saigon, that I opened last month
November 2019
Em rất ngưỡng mộ chị, một người phụ nữ thông minh, xinh đẹp và cực kỳ quyến rũ.
Mình cảm ơn Hà Phương rất nhiều, đã đọc và đã gửi lời nhắn đẹp này cho mình. Chúc Hà Phương nhiều niềm vui